Thuyền bền chắc và gọn nhẹ, nếu sạc đầy pin sẽ chạy được trong 2 giờ, có nhiều tính năng thân thiện với môi trường
Xuất phát từ mong muốn bảo vệ môi trường hoang sơ của khu du lịch nơi mình sinh sống, kỹ sư Đặng Thanh Dệ, Công ty Liên doanh Vina Siam (tỉnh Quảng Bình), cùng các cộng sự đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo loại thuyền đặc biệt này.
Thuyền du lịch chạy bằng năng lượng mặt trời của kỹ sư Đặng Thanh Dệ và các cộng sự. Ảnh: Thanh An
Không gây tiếng ồn
Kỹ sư Đặng Thanh Dệ cho biết hằng năm, lượng du khách đến tham quan, khám phá động Phong Nha rất nhiều. Phục vụ cho nhu cầu này, khu du lịch động Phong Nha đang có tổng cộng 316 chiếc thuyền đưa đón khách. Những chiếc thuyền này làm bằng gỗ, chạy bằng động cơ diesel, trong đó nhiều thuyền có động cơ cũ nát. Tính sơ bộ, mỗi ngày một thuyền thải ra 64,5 m³ khí CO2. Nếu tất cả số thuyền trên đều hoạt động thì mỗi ngày, khu du lịch này phải hứng chịu hơn 20.000 m³ CO2.
Ngoài thải ra khí độc hại, những chiếc thuyền trên còn gây tiếng ồn rất lớn. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi thuyền chạy vào trong hang động bởi sẽ gây nên hiện tượng cộng hưởng âm khiến các khối đá trong hang động bị rạn nứt, có thể rơi xuống gây tai nạn cho khách du lịch, làm hư hại cảnh quan. Ngoài ra, tiếng ồn cũng khiến khách không thể nói chuyện hoặc nghe được lời giới thiệu của hướng dẫn viên và còn khiến các sinh vật sống quanh hang động sợ hãi, một số loài đã bỏ đi nơi khác sinh sống.
Từ đó, kỹ sư Dệ và các cộng sự quyết tâm bắt tay vào nghiên cứu một chiếc thuyền khắc phục được các nhược điểm trên. Đầu tiên, nhóm tập trung nghiên cứu chế tạo loại động cơ điện một chiều theo công nghệ mới. Đây chính là điểm đặc biệt của chiếc thuyền làm bằng composite. Ưu điểm của nó là khi hoạt động không gây ra tiếng ồn, công suất hoạt động lớn. Động cơ này sử dụng nguồn điện một chiều thông qua hệ thống đảo chiều nên có thể di chuyển tới, lui và dừng lại rất linh hoạt, tránh va chạm khẩn cấp.
Động cơ này hoạt động bằng nguồn năng lượng thu được từ tấm pin năng lượng mặt trời gắn phía trên mui thuyền. “Ở vị trí này, tấm pin vừa thu được nhiều năng lượng nhất lại vừa kết hợp để che mưa, nắng cho người sử dụng ngồi bên dưới” - ông Dệ giải thích.
Nhiều ích lợi cho môi trường
Bắt đầu nghiên cứu từ tháng 4-2009, sau 6 tháng, chiếc thuyền đầu tiên đã được hoàn thiện với kích cỡ 2,5 m x 1 m. Trước khi sử dụng, chỉ cần để ngoài trời nắng cho pin tự sạc. Khi đầy pin, thuyền có thể chạy được từ phà Xuân Sơn đến động Phong Nha. Thời gian hoạt động khoảng 2 giờ, đủ sức phục vụ khách du lịch tham quan toàn bộ khu vực.
Chi phí cho chiếc thuyền composite đầu tiên là gần 80 triệu đồng. “Dùng năng lượng mặt trời thì chỉ phải đầu tư một lần, sau đó không phải tốn tiền mua nhiên liệu. Pin năng lượng mặt trời có tuổi thọ 20 năm nên thời gian sử dụng rất dài. Tính ra rất có lợi cả về mặt kinh tế lẫn môi trường. Dự kiến khi đưa vào sản xuất, thuyền sẽ chở được 6 người và nhờ đó giảm chi phí giá thành”.
Ngoài những ưu điểm nói trên, nhờ sử dụng hệ thống ắc quy chiếu sáng bằng đèn pha nên khi thuyền vào hang có thể giúp du khách quan sát được cảnh vật rõ ràng. Thuyền cũng có thể dùng vào việc cứu hộ, cứu nạn trong mùa mưa bão, phục vụ lễ hội... vì có hệ thống đèn LED, đèn compact để thắp sáng, trang trí. Thuyền cũng được trang bị hệ thống phao cứu sinh đặc biệt, được thiết kế bằng một túi hơi và một bình khí nén nhỏ. Bộ phận này được xếp gọn trong một hộp nhỏ ở góc thuyền với thể tích khoảng 70 cc. Khi cần thiết, chỉ việc nhấn nút khẩn cấp, hệ thống phao sẽ bung ra và bơm đầy khí với thể tích gấp 150 lần so với ban đầu.
Vỏ thuyền làm bằng vật liệu composite nên nhẹ và rất bền chắc. Kỹ sư Dệ cho biết ngoài việc tận dụng những ưu điểm của vật liệu này, ông muốn dùng composite để thay thế gỗ nhằm hạn chế tình trạng chặt phá rừng để lấy gỗ đóng thuyền. Sử dụng năng lượng mặt trời cũng giúp bảo vệ nguồn nước đầu nguồn sông Son vì hiện nay, các thuyền chạy bằng diesel được sửa chữa, bảo trì thường xuyên nên dễ làm rò rỉ dầu mỡ ra sông gây ô nhiễm.
Thuyền làm bằng composite đã đoạt giải nhì tại Giải Sáng tạo Vifotec. Sắp tới, nhóm tác giả này sẽ phối hợp với dự án phát triển du lịch bền vững tiểu vùng Mê Kông, tỉnh Quảng Bình, sản xuất, tiến tới thay thế toàn bộ thuyền du lịch đang hoạt động tại khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng.
Xuất phát từ mong muốn bảo vệ môi trường hoang sơ của khu du lịch nơi mình sinh sống, kỹ sư Đặng Thanh Dệ, Công ty Liên doanh Vina Siam (tỉnh Quảng Bình), cùng các cộng sự đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo loại thuyền đặc biệt này.
Thuyền du lịch chạy bằng năng lượng mặt trời của kỹ sư Đặng Thanh Dệ và các cộng sự. Ảnh: Thanh An
Không gây tiếng ồn
Kỹ sư Đặng Thanh Dệ cho biết hằng năm, lượng du khách đến tham quan, khám phá động Phong Nha rất nhiều. Phục vụ cho nhu cầu này, khu du lịch động Phong Nha đang có tổng cộng 316 chiếc thuyền đưa đón khách. Những chiếc thuyền này làm bằng gỗ, chạy bằng động cơ diesel, trong đó nhiều thuyền có động cơ cũ nát. Tính sơ bộ, mỗi ngày một thuyền thải ra 64,5 m³ khí CO2. Nếu tất cả số thuyền trên đều hoạt động thì mỗi ngày, khu du lịch này phải hứng chịu hơn 20.000 m³ CO2.
Ngoài thải ra khí độc hại, những chiếc thuyền trên còn gây tiếng ồn rất lớn. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi thuyền chạy vào trong hang động bởi sẽ gây nên hiện tượng cộng hưởng âm khiến các khối đá trong hang động bị rạn nứt, có thể rơi xuống gây tai nạn cho khách du lịch, làm hư hại cảnh quan. Ngoài ra, tiếng ồn cũng khiến khách không thể nói chuyện hoặc nghe được lời giới thiệu của hướng dẫn viên và còn khiến các sinh vật sống quanh hang động sợ hãi, một số loài đã bỏ đi nơi khác sinh sống.
Từ đó, kỹ sư Dệ và các cộng sự quyết tâm bắt tay vào nghiên cứu một chiếc thuyền khắc phục được các nhược điểm trên. Đầu tiên, nhóm tập trung nghiên cứu chế tạo loại động cơ điện một chiều theo công nghệ mới. Đây chính là điểm đặc biệt của chiếc thuyền làm bằng composite. Ưu điểm của nó là khi hoạt động không gây ra tiếng ồn, công suất hoạt động lớn. Động cơ này sử dụng nguồn điện một chiều thông qua hệ thống đảo chiều nên có thể di chuyển tới, lui và dừng lại rất linh hoạt, tránh va chạm khẩn cấp.
Động cơ này hoạt động bằng nguồn năng lượng thu được từ tấm pin năng lượng mặt trời gắn phía trên mui thuyền. “Ở vị trí này, tấm pin vừa thu được nhiều năng lượng nhất lại vừa kết hợp để che mưa, nắng cho người sử dụng ngồi bên dưới” - ông Dệ giải thích.
Nhiều ích lợi cho môi trường
Bắt đầu nghiên cứu từ tháng 4-2009, sau 6 tháng, chiếc thuyền đầu tiên đã được hoàn thiện với kích cỡ 2,5 m x 1 m. Trước khi sử dụng, chỉ cần để ngoài trời nắng cho pin tự sạc. Khi đầy pin, thuyền có thể chạy được từ phà Xuân Sơn đến động Phong Nha. Thời gian hoạt động khoảng 2 giờ, đủ sức phục vụ khách du lịch tham quan toàn bộ khu vực.
Chi phí cho chiếc thuyền composite đầu tiên là gần 80 triệu đồng. “Dùng năng lượng mặt trời thì chỉ phải đầu tư một lần, sau đó không phải tốn tiền mua nhiên liệu. Pin năng lượng mặt trời có tuổi thọ 20 năm nên thời gian sử dụng rất dài. Tính ra rất có lợi cả về mặt kinh tế lẫn môi trường. Dự kiến khi đưa vào sản xuất, thuyền sẽ chở được 6 người và nhờ đó giảm chi phí giá thành”.
Ngoài những ưu điểm nói trên, nhờ sử dụng hệ thống ắc quy chiếu sáng bằng đèn pha nên khi thuyền vào hang có thể giúp du khách quan sát được cảnh vật rõ ràng. Thuyền cũng có thể dùng vào việc cứu hộ, cứu nạn trong mùa mưa bão, phục vụ lễ hội... vì có hệ thống đèn LED, đèn compact để thắp sáng, trang trí. Thuyền cũng được trang bị hệ thống phao cứu sinh đặc biệt, được thiết kế bằng một túi hơi và một bình khí nén nhỏ. Bộ phận này được xếp gọn trong một hộp nhỏ ở góc thuyền với thể tích khoảng 70 cc. Khi cần thiết, chỉ việc nhấn nút khẩn cấp, hệ thống phao sẽ bung ra và bơm đầy khí với thể tích gấp 150 lần so với ban đầu.
Vỏ thuyền làm bằng vật liệu composite nên nhẹ và rất bền chắc. Kỹ sư Dệ cho biết ngoài việc tận dụng những ưu điểm của vật liệu này, ông muốn dùng composite để thay thế gỗ nhằm hạn chế tình trạng chặt phá rừng để lấy gỗ đóng thuyền. Sử dụng năng lượng mặt trời cũng giúp bảo vệ nguồn nước đầu nguồn sông Son vì hiện nay, các thuyền chạy bằng diesel được sửa chữa, bảo trì thường xuyên nên dễ làm rò rỉ dầu mỡ ra sông gây ô nhiễm.
Thuyền làm bằng composite đã đoạt giải nhì tại Giải Sáng tạo Vifotec. Sắp tới, nhóm tác giả này sẽ phối hợp với dự án phát triển du lịch bền vững tiểu vùng Mê Kông, tỉnh Quảng Bình, sản xuất, tiến tới thay thế toàn bộ thuyền du lịch đang hoạt động tại khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng.
Theo nld.com.vn