Composite Forum! You and Me!!!
Chào mừng bạn đến : WwW.Gfrp.forumvi.com
Chúc 1 ngày làm việc tốt lành
_________0_o_0___________
Composite Forum! You and Me!!!
Chào mừng bạn đến : WwW.Gfrp.forumvi.com
Chúc 1 ngày làm việc tốt lành
_________0_o_0___________


Note: Chào mừng bạn đến với GFRC.forumvi.com. Hãy Đăng ký thành viên hoặc Đăng nhập để có thể tham gia cùng Cộng Đồng GFRC nhá !
Sản phẩm GRC của Deputy và meatball
https://gfrp.forumvi.com/t107-topic#319
Sản phẩm Đầu Đít Cột của bác meatball Very Happy
https://gfrp.forumvi.com/t59-topic

Phào của bác meatball Very Happy
https://gfrp.forumvi.com/t73-topic
Sản phẩm Lavabor- GRC của bạn Minh Đăng

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Chất tách khuôn Empty Chất tách khuôn Mon Aug 20, 2012 1:32 pm

nguoidahuama186

nguoidahuama186
Come back the Wind
Come back the Wind
Phần 1:
Để sản phẩm FRP ra khỏi khuôn thuận lợi cần phải có một lớp màng ngăn cách giữa sản phẩm và khuôn, lớp màng này sẽ làm cho lực kết dính giữa sản phẩm và khuôn đạt tới độ nhỏ nhất, chất tạo ra lớp màng này gọi là chất tháo khuôn.
Trong kết cấu của nhựa epon tồn tại nhóm cực tính (nhóm hydroxyl) tạo ra lực dẫn khá mạnh giữa phân tử epon với bề mặt tiếp giáp, vì vậy khi FRP thành hình cần phải chọn một loại chất tháo khuôn thích hợp là điều tất yếu. Những phân tích, lựa chọn chất tháo khuôn đối với nhựa epon ở đây cũng thích hợp với sự thành hình của FRP loại polyester. Chất tháo khuôn lý tưởng là loại phải có những điều kiện dưới đây:
<1> Lực kết dính cực nhỏ, thường nhỏ hơn 0,01MPa;
<2> Lớp màng ngăn cách được tạo phải đều, nhẵn, khít, làm cho sản phẩm sau khi thoát ra khỏi khuôn bề mặt của nó vấn nhẵn ;
<3> Không gây phản ứng hoá học với nguyên liệu tiếp xúc, không bị ăn mòn, không bị hoà tan, không ô nhiễm, dễ tẩy bỏ;
<4> Dế tẩy bỏ ra khỏi bề mặt khuôn, không làm bẩn bề mặt tiếp xúc (trên là sản phẩm, dưới là mặt khuôn);
<5> Không có độc hoặc độc ít, tính kích thích khí nhỏ;
<6> Phối chế đơn giản, sử dụng thuận tiện, thời gian hình thành màng rắn ngắn, điểm nóng chảy cao;
<7> Giá thành thấp, nguồn hàng phong phú.
Trên thực tế, một loại chất tháo khuôn Trả lời ứng đủ các điều kiện trên đây là điều rất khó, đầu tiên vẫn phải là việc bảo đảm chất lượng sản phẩm, đồng thời còn phải chú ý đến các vấn đề khác. Căn cứ vào lý thuyết cực tính, chỉ có nguyên liệu gần với cực tính mới có thể kết hợp thật tốt với nhau được.
Căn cứ theo lý thuyết ngâm tẩm, vật thể có sức căng bề mặt lớn không thể ngâm tẩm trong vật chất có sức căng bề mặt nhỏ.
Nguồn: community.h2vn.com



Được sửa bởi nguoidahuama186 ngày Mon Aug 20, 2012 1:35 pm; sửa lần 1.

2Chất tách khuôn Empty Re: Chất tách khuôn Mon Aug 20, 2012 1:32 pm

nguoidahuama186

nguoidahuama186
Come back the Wind
Come back the Wind
Phần 2:
Có những loại chất tháo khuôn sau:
(1) Loại màng mỏng
Ví dụ như giấy thuỷ tinh, màng terylene, màng polyvinyl, cũng có thể dùng va-dơ-li, dầu mỡ, thích hợp với khuôn có bề mặt phẳng đứng. Màng terylene tức là màng polyester được sử dụng khá nhiều. Độ dầy của màng 0,08 ~ 0,1mm, được dùng nhiều với các chế phẩm dạng tấm có bề mặt phẳng và hình làn sóng, sản phẩm có diện tích bề mặt lớn; độ dầy 0,04 ~ 0,06mm được dùng nhiều cho các sản phẩm có bề mặt cong như thân thùng. Nếu thao tác cẩn thận có thể dùng lại được. Hiện nay Các nhà sản xuất khi làm ra ngói hình làn sóng thường sử dụng loại màng mỏng 0,04mm để có thể sử dụng lại được, hạ giá thành sản xuất đề nghị không nên dùng loại màng có độ mỏng dưới 0,04mm, nếu không tỉ lệ sản phẩm hư hỏng sẽ cao, gây nhiều tổn thất.
(2) Chất tháo khuôn dạng nhựa
<1> Polyvinyl alcohol (PVA)
Dạng bột mầu trắng, sức căng bề mặt lớn, có thể tác dụng với nước, có thể hoà tan trong nước khi chứa 10%~38% gốc ethyl axin ở trạng thái phân tử lượng thấp, là loại chất tháo khuôn được dùng nhiều nhất trong nước hiện nay, chủng loại nhiều, độ phân giải trong alcohol là 88%, chịu được dầu và phần lớn các chất hoà tan.
Phối chế và ứng dụng (chia phần theo chất lượng): PVA 7 phần, nước 48 phần, cồn 44 phần, a-xê-tôn 5 phần. Đầu tiên cho PVA và nước trộn với nhau, có thể cho nhiệt độ lên 96oC để giúp cho việc hoà tan, cũng có thể cho thêm 0,1% thuốc khử bọt khí vào (ví dụ như silicones) . Trộn ở nhiệt độ 65oC và cho vào một chút cồn hoặc a-xê-tôn. Tỉ lệ nước và cồn có thể điều chỉnh, chẳng hạn: nước : cồn = (60~35) : (35~60). Nước nhiều hơn, màng tạo ra đều đặn nhưng làm khô sẽ bị chậm, nhiều cồn thì làm khô nhanh.
Nếu như cho vào 4%~5% glyceryl thì màng tạo ra có tính đàn hồi; cho vào 2 phần chất hoạt tính (như bột giặt, xà phòng) làm cho màng mỏng dầy đều nhau; cho thêm 1 phần gasoloid "OT" (như dioctyl sulfide succinate) làm cho màng nhẵn và phẳng; cho thêm 0,75 phần sodium benzoate có thể tránh được sự han ghỉ kim loại trong khuôn; cho thêm chút ít mực xanh có thể chống được rò rỉ; cho vào một chút ethyl acetate có thể làm giảm dộ dính. Vừa có thể xoa trát vừa có thể phun thành lớp mỏng, nhanh khô và đều.
Chất tháo khuôn PVA có tính năng tạo màng tốt, mềm, nhẵn, kín và không độc, thế nhưng thời gian làm khô dài. Cần phải làm khô hoàn toàn mới có thể sử dụng được, nếu không nước sẽ ảnh hưởng đến sự làm cứng polyester và epon. Nhiệt độ sử dụng là dưới 150oC, trong phạm vi nhiệt độ 100~150oC sử dụng màng sẽ tốt nhất. Thông thường bôi trước một ít pha-ra-phin rồi mới quét PVA thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
<2> Cesium vinyl
Dạng bột hoặc hạt mầu trắng. Tan trong ester, trong ketone, aromatic hydrocarbon. Chịu được thuốc hoá học và nước.
Phối chế và ứng dụng: Có thể dùng trực tiếp 65 phần sơn cesium vinyl cho vào 35 phần chất làm loãng X-3, khuấy đều là được. Tính năng của màng loại này tốt, có cường độ chịu lực tốt, tính thẩm thấu tốt, có thể dùng bịt các lỗ trên khuôn, cách phối chế đơn giản, còn có các loại nhựa như polyvinyl, PS, polyvinyl acetal, nhựa có chứa flo. Vì polyvinyl không dùng thích hợp với chất hoà tan nên bị hạn chế, nhưng màng của nó lại thường được dùng làm chất tháo khuôn. Chất tháo khuôn làm từ nhựa có chứa flo hiệu quả tốt nhưng giá thành cao, chỉ dùng trong các trường hợp sử dụng nhiều lần. Chất tháo khuôn cesium vinyl còn có một cách pha chế khác là: cho 5~10 phần cesium vinyl trộn lẫn với 90~95 phần toluene và a-xê-tôn sau khi trộn đều để trong 1 ngày, sau khi đã hoà tan hết thì có thể sử dụng; cũng có thể dùng sơn vinyl chloride bán ngoài thị trường pha loãng bằng dầu chuối rồi sử dụng. Thông thường không dùng trực tiếp mà nên sử dụng qua một lớp chất tháo khuôn thì sẽ tốt hơn.
<3> Dung dịch poly styrene
Phương pháp phối chế: Thành phần Phần chất lượng
PS (dạng hạt) 5 phần
Toluene (C6H5CH3) 95 phần
Cho PS vào với toluene sau ít ngày hợp chất này được hoà tan, khuấy đều lên là được. Dùng với nhựa epon rất tốt, lớp màng tạo ra nhẵn, phẳng, thời gian làm khô ngắn, nhưng lại có độc. Sử dụng ở nhiệt độ dưới 100oC, do styrene có tác dụng hoà tan PS cho nên không thể dùng được với FRP polyester.
(3) Dạng poly siloxane
Dạng chất tháo khuôn này khá tốt, có mấy loại thường dùng sau:
<1> Dầu methyl silicone 201 (poly dimethyl-silicone)
Dịch thể dạng dầu, không mầu, không mùi, không độc, trung tính, không bay hơi, tan trong các chất hoà tan như ben zen, toluene, xylol, xăng, dầu hoả.
Phương pháp phối chế và ứng dụng: Có thể bôi trực tiếp lên bề mặt khuôn, hoặc pha thành dung dịch 5% (chất hoà tan là toluene hoặc nước tùng hương) để phun. Nếu như muốn sử dụng nhiều lần thì sau khi phun xong cần xử lý ở nhiệt độ 150~200oC trong 2 giờ.
<2> Chất tháo khuôn là keo siliconne
Pha 10 phần keo silicone loại 101# hoặc 201# với 90 phần toluene tạo thành dạng dung dịch, rồi dùng 5 phần methyl silicone 5# pha với 95 phần toluene tạo thành dung dịch, pha hai loại dung dịch này lẫn nhau rồi sử dụng. Loại chất tháo khuôn này sử dụng thích hợp với khuôn kim loại có độ rắn ở nhiệt độ cao, sau khi khuôn đã hoàn thành có thể sử dụng ở nhiệt độ trên 200oC, nếu bôi chất tháo khuôn ở nhiệt độ 150 đến dưới 200oC, sấy trong 2 giờ, hiệu quả sẽ tốt hơn.
(4) Sản phẩm dầu mỏ
<1> Pha-ra-phin
Được tạo thành từ nhiều loại ô-xít các bon, có kết cấu dạng tinh thể.
Phối chế và ứng dụng: Cho 35 phần pha-ra-phin đã được làm nóng chảy trộn dung hoà với 65 phần dầu thông. Giữ đủ nhiệt độ sử dụng. Có một số loại pha-ra-phin có thể dùng bôi trực tiếp. Chất tháo khuôn này dùng với khuôn kim loại hoặc với khuôn mà bề mặt đã có sơn rồi rất tốt. Khi dùng với khuôn thạch cao, pha-ra-phin có thể ngấm vào trong bề mặt thạch cao và làm cứng bề mặt thạch cao lại, vì vậy mà không thể dùng riêng với thạch cao được mà phải dùng kết hợp với chất thao khuôn khác, sử dụng chất tháo khuôn pha-ra-phin có thể có được chế phẩm epon nhẵn, bóng. Cũng có thể dùng xăng với pha-ra-phin (tỉ lệ 5:59) làm chất tháo khuôn.
<2> Mỡ bôi trơn ở nhiệt độ thấp số 2
Là chất được tạo thành thông qua làm đặc lithium sterate ở nhiệt độ thấp với diphenylamine 0,3%. Là chất khó nóng chảy , chịu được nước, chịu được lạnh và có tính ổn định hoá học tốt. Có thể dùng bôi trực tiếp vào bề mặt khuôn, sử dụng thuận tiện, hiệu quả tháo khuôn tốt.
(5) Loại khác
<1> Dầu va-dơ-lin
Là chất tổng hợp được tạo thánh từ 50 phần va-dơ-lin, 35 phần dầu hoả, 10 phần a xít béo, 5 phần pha-ra-phin. Có người dùng dầu va-dơ-lin (hoặc mỡ bôi trơn) cho thêm bột hoạt thạch (talcum) hoặc bọc ngoài bằng một lớp giấy thuỷ tinh làm chất tháo khuôn trong sản xuất đường ống.
<2> Dung dịch CA (Celulose Acetate)
Phương pháp phối chế: dùng 5 phần celulose diacetate, 4 phấn ethanol, 20 phần ethyl acetate, 6 phần diacetone alcohol, 24 phần me-ethyl acetone, 48 phần methyl acetone; cho celulose diacetate vào trong dung dịch nói trên trộn đều rồi lọc là được. Tạo thành màng nhẵn, phẳng, sử dụng thuận tiện, ít độc tính, tuy nhiên cũng có một số chất hoà tan khó khăn về nguồn nguyên liệu, giá đắt, không dùng thích hợp với nhựa epon, có thể phối hợp được với chất tháo khuôn PVA. Dùng với màng celulose diacetate ở lớp đáy sẽ có lực kết dính nhất định với khuôn, hơn nữa cường độ chịu lực của khuôn cũng được nâng cao, có thể sử dụng liên tục. Nhiệt độ sử dụng 150 ~ 200oC.
<3> Chất tháo khuôn trong
Khi sản xuất sản phẩm bằng ép khuôn chất tháo khuôn thường cho vào trong nhựa, chẳng hạn như zinc stearate (lượng dùng bằng 2% nhựa), a xít ô-lê-íc, đối với sản phẩm sản xuất bằng phương pháp kết dính thủ công khó thoát khỏi khuôn có thể cho thêm vào một lượng ít a xít béo làm chất tháo khuôn bên trong. Theo thông báo đã có người dùng mỡ phốt pho (đặc, dính nửa trong suốt) làm chất tháo khuôn bên trong của FRP polyester rất hiệu quả, kích thước chế phẩm ổn định, bên ngoài trơn bóng, giá rẻ, hơn nữa chế phẩm sau khi tháo khuôn nếu làm sơn dầu thì không cần phải xử lý sau.



Được sửa bởi nguoidahuama186 ngày Mon Aug 20, 2012 1:35 pm; sửa lần 1.

3Chất tách khuôn Empty Re: Chất tách khuôn Mon Aug 20, 2012 1:33 pm

nguoidahuama186

nguoidahuama186
Come back the Wind
Come back the Wind
Phần 3:
Khi sử dụng chất tháo khuôn cần chú ý những vấn đề sau:
<1> Dùng cho bề mặt khuôn gỗ hoặc khuôn kim loại, chất tháo khuôn ở lớp tiếp xúc thứ nhất không được chứa nước để tránh gỗ bị chương nở, kim loại bị han ghỉ.
<2> Khi bề mặt khuôn có lớp sơn, chất tháo khuôn ở lớp tiếp xúc thứ nhất không được chứa chất làm loãng sơn.
<3> Nhiệt độ mà chất tháo khuôn chịu được phải cao hơn nhiệt độ khi làm cứng chế phẩm nhựa, xem bảng 8-1.
Bảng 8-1. Thời gian khô và nhiệt độ chịu được của chất tháo khuôn
Chất tháo khuôn Thời gian khô/phút Nhiệt độ chịu được/oC Chất tháo khuôn Thời gian khô/phút Nhiệt độ chịu được/oC
Pha-ra-phin không cần 120 Cesium vinyl >20 150
Dung dịch pha-ra-phin nhựa thông không cần 55 PVA, cồn, nước >40 140
Silicon ester toluene 295 >20 55 Xăng, dầu nhớt số 4 >20 200
Silicon ester toluene 201 >20 200 Xăng polyisobutyl >20 300
Silatic toluene 101 >20 200

<4> Khi sử dụng chất tháo khuôn có chứa chất hoà tan bay hơi phải bảo đảm đủ thời gian làm khô. Trường hợp nhiệt độ trong phòng cao, độ ẩm thấp, không khí lưu thông tốt, thời gian làm khô có thể rút ngắn lại.
<5> Những chế phẩm có hình dạng phức tạp, khi khó tháo khuôn hoặc do cường độ khuôn không cao có thể chọn dùng chất tháo khuôn nhiều lớp. Ví dụ như: a. Phủ lên bề mặt khuôn một lớp dầu trước, sau đó phun một lớp chất tháo khuôn lên trên; b. Chất tháo khuôn tổng hợp thường dùng hiện nay là: pha-ra-phin tháo khuôn + PVA; c. được biết nếu như xoa thêm một lớp mỏng pha-ra-phin dùng cho xe ô tô lên bề mặt ngoài PVA thì việc tháo khuôn sẽ hiệu quả hơn, PVA sẽ có được khả năng chịu lực ma sát nhất định; d. Nếu như kết cấu bề mặt khuôn bị lỏng và thô thì cần áp dụng biện pháp làm tăng khả năng chịu lực, chẳng hạn như khuôn thạch cao thì có thể dùng loại sơn bóng lấp đầy các lỗ hở, dùng giấy ráp đánh phẳng, sau đó (cả với khuôn gỗ) có thể dùng nước paoli hoặc sơn cesium vinyl bịt các lỗ lại, dùng a-xê-tôn-xê-lô-đa hoặc poly styrene làm lớp trung gian, PVA làm lớp mặt ngoài, hiệu quả sẽ tốt hơn.
<6> Việc chọn chất tháo khuôn cần xem xét đến khả năng thích ứng của nhựa, chẳng hạn như nếu dùng chất tháo khuôn PVC hay po-ly styrene (gồm cả màng của chúng) thì sẽ dễ bị styrene hoà tan làm nở ra, vì vậy mà không thể dùng với FRP polyester.
<7> Khi bôi chất tháo khuôn không được để có dấu vết dạng như đường vạch. Cần đề phòng hiện tượng rò. Biện pháp phòng ngừa: một là cho thêm nguyên liệu mầu vào chất tháo khuôn, tuy nhiên phải đề phòng nguyên liệu mầu bị nhựa hấp thu; hai là phải bôi đi bôi lại 2~3 lần.
<8> Với khuôn mới dùng cần phải bôi 4~5 lần chất pha-ra-phin tháo khuôn rồi mới bôi PVA.
<9> PVA được bôi với lớp mỏng nếu không sẽ khó khô hết. Phương pháp là: sau khi đã dùng loại vải thấm nước lau khô rồi mới bôi PVA, mùa hè cần 40 phút chờ khô, mùa đông phải mất 2 giờ chờ khô. Với khuôn đã cũ thì chỉ cần bôi chất pha-ra-phin 1~2 lần là được, thậm chí để sau 2~3 lần sử dụng sản xuất rồi mới bôi pha-ra-phin, có thể không cần đến PVA. Nếu như hiệu quả tháo khuôn quá tốt thì đôi khi lại là điều bất lợi, bởi vì khi mà lớp áo nhựa và khuôn rất dễ tách khỏi nhau, do sự co khi rắn lại của nhựa tạo ra sự co lớp áo nhựa (hoặc của lớp bề mặt).
<10> Khuôn cũ sử dụng quá lâu, lớp chất pha-ra-phin quá dầy cần phải cạo bỏ và bôi pha-ra-phin mới.
<11> Phương pháp bôi pha-ra-phin là dùng vải dệt kim bọc lấy pha-ra-phin để pha-ra-phin có thể tự thấm ra được, bôi đều lên khuôn sau đó dùng khăn sạch cọ cho đến khi thấy đủ độ nhẵn bóng là được.
<12> Dù sử dụng loại chất tháo khuôn tổng hợp hay chất tháo khuôn đơn nhất cũng đều phải đợi lần bôi trước khô rồi mới bôi lần tiếp theo. Để khô nhanh có thể dùng quạt gió (máy điều hoà không khí hoặc quạt điện), sấy bằng đèn làm khô.
Có người nêu ý kiến là với loại khuôn cũ hoặc khuôn đơn giản, nếu không ảnh hưởng gì đến việc tháo dỡ khuôn thì đừng nên dùng kết hợp cả hai loại chất tháo khuôn mà nên sử dụng một mình chất tháo khuôn loại pha-ra-phin hoặc PVA, như vậy bề mặt sản phẩm tạo ra sẽ có độ nhẵn cao.
<13> Chất tháo khuôn dùng trong tạo hình bằng phương pháp kết dính thủ công hoặc tạo hình bằng phương pháp phun bắn được sử dụng rộng rãi là loại pha-ra-phin và PVA, hoặc sử dụng kết hợp cả hai loại. Nếu như việc thành hình chỉ thực hiện một lần hoặc khoảng cách thời gian thành hình giữa các lần lâu thì thường dùng kết hợp cả hai loại, như vậy có nghĩa là đã tăng thêm bảo hiểm an toàn cho PVA.
Cần chú ý những vấn đề sau đối với hai loại chất tháo khuôn pha-ra-phin và PVA:
Chất tháo khuôn dùng trong phương pháp kết dính thủ công tạo hình ở nhiệt độ bình thường được phổ biến sử dụng có hai loại là PVA (Polyvinyl alcohol) và pha-ra-phin.
Vì PVA tan trong nước, dễ pha chế, nên có người cho là đơn giản và đã tự mình pha chế lấy dùng. Thận trọng là rất cần thiết, tốt nhất khi sử dụng chất tháo khuôn PVA chúng ta nên làm theo các nhà sản xuất chuyên nghiệp, bởi vì trong pha chế còn cần cho thêm nhiều loại chất phụ gia và phải qua nhiều lần thử nghiệm mới được (xem câu 100).
Chất tháo khuôn PVA dùng với FRP nhựa poly ester và nhựa epon thành hình ở nhiệt độ thấp (dưới 80oC) là rất lý tưởng. Loại này có đặc điểm là:
<1> Tính năng tháo khuôn tốt;
<2> Khô nhanh, lớp bôi mỏng ở điều kiện thông gió chỉ cần 15 phút là đã tạo thành màng;
<3> Dễ tẩy sạch, có thể bóc bỏ hoặc cho tan ra trong nước;
<4> Có tính ổn định cao, ở nhiệt độ thường không ngưng kết, có thể bảo quản trong thời gian dài;
<5> Vải sử dụng để bôi dễ có, có thể dùng bọt biển hay vải mềm để xoa.
Chất tháo khuôn loại pha-ra-phin dùng tạo thành hình FRP poly ester có các chủng loại khác nhau nên tính chất cũng khác nhau, chẳng hạn như khi phun, bôi PVA hoặc khi bỏ lớp áo có trường hợp gây ra hiện tượng không thấm. Ngoài ra cũng có những khác biệt về số lần tháo khuôn liên tục và giá sản phẩm, vì vậy mà nên xem xét đến vấn đề chọn chủng loại pha-ra-phin. So sánh với chất tháo khuôn loại PVA thì đặc điểm của nó là:
<1> Căn cứ vào chủng loại pha-ra-phin, có loại sau mỗi lần bôi có thể dùng được 5 đến 20 lần cho tháo khuôn, hiệu suất cao;
<2> Sau khi bôi rồi nếu bị bẩn, bị bám bụi thì cũng dễ lau sạch.
Tóm lại là có rất nhiều loại. Không có chất tháo khuôn nào là vạn năng cả, cần phải căn cứ vào đặc điểm và nhu cầu của nhà sản xuất để lựa chọn sử dụng.



Được sửa bởi nguoidahuama186 ngày Mon Aug 20, 2012 1:34 pm; sửa lần 1.

4Chất tách khuôn Empty Re: Chất tách khuôn Mon Aug 20, 2012 1:34 pm

nguoidahuama186

nguoidahuama186
Come back the Wind
Come back the Wind
Phần 4:
Sử dụng chất tháo khuôn loại pha-ra-phin và loại PVA như sau:
1. Phương pháp sử dụng chất tháo khuôn loại pha-ra-phin
<1> Đầu tiên là phải làm sạch bụi bẩn và nước bám trên khuôn.
<2> Dùng vải nhung hoặc vải dệt kim cuốn thành bọc tròn thấm pha-ra-phin vào (hoặc bọc pha-ra-phin thành bọc tròn) bôi bằng cách lăn tròn bọc vải lên mặt khuôn, nên bôi từng lượng ít một trên diện tích nhỏ (không nên bôi ngay trên một diện tích rộng), bôi lần lượt và liên tục.
<3> Cần có người thứ hai theo ngay sau dùng vải mềm xoa bôi tiếp, người thứ 3 theo sau người thứ 2 dùng vải mềm làm động tác xoa giống như xoá bỏ pha-ra-phin đi vậy, lúc này cặn bã pha-ra-phin có thể đã được lau sạch và phòng ngừa có chỗ bôi quá dầy, chỗ nhiều pha-ra-phin (dầy), cảm giác tay thấy nặng và khi cảm giác thấy nhẹ có nghĩa là đã lau xong.
<4> Người thứ 4 tiếp sau người thứ 3 dùng vải mềm hoặc con lăn để đánh bóng cho khuôn, nếu khi nhìn nghiêng thấy có phần do còn pha-ra-phin tàn dư mà không nhẵn được thì phải xoa vào phần đó cho đến khi hết pha-ra-phin còn bám lại mới xong. Lúc này nhìn bề mặt khuôn hoàn toàn nhẵn bóng, điều này chứng tỏ pha-ra-phin đã ngấm hết vào khuôn rồi.
Thông qua quy trình tác nghiệp từ <1> đến <4> được coi như là đã kết thúc lần bôi pha-ra-phin thứ nhất, mùa hè để trong khoảng 3 giờ, mùa đông để trong khoảng 4 giờ, sau đó bắt đầu lần bôi thứ 2, khuôn sử dụng lần đầu có thể dùng lại được 4~5 lần, thời gian dãn cách giữa mỗi lần khoảng 3 đến 4 giờ cho nên thao tác bôi pha-ra-phin phải tiến hành từ ngày kế tiếp sang đêm, mỗi lần đều phải qua quy trình từ <1> đến <4>. Mặt khuôn được làm như vậy sẽ bóng nhẵn như mặt gương soi vậy.
Tháo khuôn lần thứ nhất thuận lợi rồi, việc tháo khuôn mặt dưới cũng sẽ dễ dàng, lần sau chỉ cần dùng vải mềm không thấm pha-ra-phin để lau pha-ra-phin không thấm vào khuôn và bụi bám trên mặt khuôn là được rồi, như vậy có thể thực hiện được 5 đến 6 lần tháo khuôn, tuy nhiên, đối với những phần quan trọng trên bề mặt khuôn có thể dùng vải mềm thấm pha-ra-phin lau qua một lượt, tiếp theo dùng vải khô lau cho nhẵn hiệu quả sẽ tốt hơn. Pha-ra-phin dùng sau phải được đậy nắp cẩn thận để tránh bay hơi.
2. Phương pháp sử dụng chất tháo khuôn loại PVA
<1> Chất tháo khuôn loại PVA có tính tan trong nước, nếu quá đặc có thể cho thêm nước làm loãng. Dùng tạo hình ở nhiệt độ dưới 80oC.
<2> Dùng vải bông mềm hoặc bọt biển để xoa, cũng có thể phun, nếu phun có thể vì nhanh khô hơn mà màng được hình thành sẽ có nhiều bọt khí, khi phun nếu thấy hình thành dạng sợi có thể dùng 10% đến 15% nước để pha loãng, thế nhưng bề mặt khuôn sẽ bị thô ráp.
<3> Dùng bọt biển thấm chất pha-ra-phin, vắt nhẹ và tiến hành bôi tiếp thì sẽ đều mà không bị rò.
<4> Màng được hình thành tuy mỏng nhưng rất dai. Bôi mỏng thì hiệu quả tốt, dễ khô; bôi dầy sẽ khô chậm, dễ để lại vết nhăn, dễ để không khí lọt vào, dễ tích tụ lại ở các góc.
<5> Sau khi tháo khuôn xong dùng nước rửa sạch, khô rồi bôi lại, có khi rửa rồi mà vẫn không sạch, có một chút ít pha-ra-phin bám "chắc" lấy mặt khuôn, để giải quyết vấn đề này, khi sử dụng khuôn mới đầu tiên phải bôi trước một lần PVA sau đó dùng nước rửa sạch ngay, tiếp sau dùng bọt biển bôi một lớp PVA thật mỏng, đây là một trong những phương pháp làm cho khuôn thích ứng với chất tháo khuôn.
<6> Sau khi dùng phải đậy kín ngay lại !
3. Dùng kết hợp cả chất tháo khuôn loại pha-ra-phin và loại PVA
Phương pháp: Sau khi đã chỉnh sửa mặt khuôn, đầu tiên bôi loại pha-ra-phin sau đó mới bôi loại PVA, cách làm cụ thể xem nội dung trình bầy có liên quan ở trên.
Chúc các bạn thành công!

5Chất tách khuôn Empty Re: Chất tách khuôn Sun Aug 24, 2014 11:23 pm

dactuan1268

dactuan1268
Thành Viên Mới
Thành Viên Mới
Cám ơn bác nhiều ạ.

6Chất tách khuôn Empty Re: Chất tách khuôn Mon May 29, 2017 2:32 pm

nguyenson

nguyenson
Thành Viên Mới
Thành Viên Mới
Quá chi tiết! Cảm ơn bác nhiều.

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

Đang kiểm tra dữ liệu...

Bạn phải điền đầy đủ thông tin đăng ký.

Số ký tự phải từ 3 trở lên
Hãy chọn tài khoản khác
Có thể dùng tài khoản này
Không sử dụng địa chỉ này
E-mail sẽ được kiểm sau
Số ký tự phải từ 3 trở lên
Trùng tên đăng nhập
Chưa đúng
Chính xác

  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất